Nội quy - Chính sách
Góc phụ huynh
Thống kê
Hôm nay : 3
Tháng 04 : 356
Năm 2024 : 5.638
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2017-2018

`    PHÒNG GDĐT TPTN

 TRƯỜNG MN PHÚC HÀ

 

 Số: 287 / BC-TrMN

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 TP. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018

 


Thực hiện kế hoạch số 922/GDĐT- CMMN ngày 1 tháng 9 năm 2017 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 cấp học mầm non.

Trường Mầm non Phúc Hà báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018 cụ thể như sau:

I. Đặc điểm tình hình nhà trường

1. Thuận lợi:

- Năm học 2017 - 2018 là năm học nhà  trường thực hiện Chỉ thị số 05 về“ Đẩy mạnh việc học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” ; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng với các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “ Dạy tốt- học tốt”... Do vậy đã làm cho đội ngũ CBGV,NV nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của nhà trường, của từng cá nhân trong giai đoạn hiện nay.

- Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chính sách ưu tiên CBGV và học sinh.

- Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ- UBND xã Phúc Hà, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường.

- Công đoàn và Chính quyền phối kết hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các PTTĐ và các cuộc vận động trong nhà trường.

-  Uỷ ban nhân dân thành phố đầu tư và cho xây dựng khu nhà 2 tầng 8 phòng học và các phòng chức năng, khu nhà hiệu bộ , nhà để xe, sân để đảm bảo cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, và các hoạt động của nhà trường.

2. Khó khăn:

- Cơ sở vật chất của nhà trường vừa xây dựng  xong, một số các hạng mục công trình nhỏ như  : hệ thống hàng rào chưa kín do vậy ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ CSVC, an ninh trật tự trong nhà trường, đồ dùng đồ chơi ngoài trời còn thiếu, khu chế biến thực phẩm còn chưa đảm bảo.

 - Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, nhận thức còn hạn chế, Do vậy nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý học sinh, nâng cao chất lượng dạy - học, và công tác xã hội hoá.

II. Kết quả đạt được

1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

*  100% CBGV-NV thực hiện  nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về việc “đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh”., Nhà trường đã triển khai tới toàn thể CBGV-NV về Chỉ thị, xây dựng kế hoạch cụ thể , các cá nhân ký cam kết việc thực hiện với cuộc vận động, điển hình trong các hoạt động có những tấm gương tiêu biểu như : điển hình các tấm gương đ/c Đặng Thị Oanh. Ma Thị Bích Huệ, Dương Thị Hoạt,…..

  - 100% giáo viên sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung cuộc vận động “đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh”, tích hợp nội dung, lồng ghép vào trong các hoạt động hàng ngày để dạy trẻ.

- Thực hành phong cách ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...

*   Triển khai tới toàn thể CBGV-NV về phong trào thi đua “ Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”,  lồng ghép với cuộc vận động  “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày, các tấm gương điển hình được bình chọn có những thành tích xuất sắc trong hoạt động CSGD trẻ và các hoạt động của nhà trường điển hình trong học kỳ 1 có 2 tấm gương tiêu biểu: đ/c Ma Thị Bích Huệ, Dương Thị Hoạt.

- 100% CB,GV không vi phạm đạo đức nhà giáo, yêu nghề không ngừng học tập nâng cao trình độ. Không có biểu hiện vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo. luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

* Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:

- Nhà trường tuyên truyên, tổ chức ký cam kết phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương, các ban ngành đoàn thể trong trường, hội cha mẹ học sinh, các tổ chuyên môn, từng cá nhân CBGVNV trong trường  thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Ban giám hiệu xây dựng các tiêu chí ứng sử thân thiện đối với giáo viên, trẻ và phụ huynh; tiêu trí lớp thân thiện, đồng thời hướng dẫn giáo viên trang trí môi trường thân thiện trong và ngoài lớp học. Chỉ đạo  tới toàn bộ CBGV tham gia sưu tầm, sáng tác thơ ca, hò vè, thông điệp có nội dung về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Tổ chức các hoạt động tập thể: Ngày hội đến trường của bé; rằm trung thu;  ngày hội sức khỏe, Hội xuân...

+ 100% nhóm lớp tạo môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ; trang trí lớp theo chủ đề; tạo các góc mở cho trẻ hoạt động, xây dựng các góc lấy trẻ làm trung tâm... làm 33 bộ đồ chơi phục vụ cho hoạt động của trẻ.

 -  Những hoạt động nổi bật và kết quả đã đạt được của các cuộc vận động do ngành và địa phương phát động:

+  Nhà trường phối hợp với công đoàn, chuyên môn tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành, địa phương tổ chức như : Tham gia hội diễn văn nghệ uỷ ban nhân dân xã tổ chức, tổ chức văn nghệ chào mừng các ngày lễ hội của trường như: khai giảng, ngày 20/11; ngày 8/3, thi làm đồ dùng đồ chơi....

 + Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn với việc triển khai thực hiện giai đoạn  cuộc vận động “ đẩy mạnh việc học tập và làm việc theo tư tưởng,đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc, lòng yêu nước, lý tưởng và đạo đức cách mạng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho giáo viên trẻ và  trẻ ở các độ tuổi; tạo không khí thi đua phấn khởi, cổ vũ toàn trường phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học;

 - Tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ luật lao động, nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện. Thùc hiÖn tèt vai trß x©y dùng, ®«n ®èc, theo dâi lÒ lèi lµm viÖc nghiªm tóc, khoa häc, m« ph¹m, ®oµn kÕt, cã hiÖu qu¶ cao. X©y dùng chÕ tµi th­ëng, ph¹t ®èi víi c¸c c¸ nh©n vµ tËp thÓ trong c¸c ho¹t ®éng, các cuộc vận động, các phong trào thi đua đề ra.

+ Nhà trường tổ  chức thực hiện cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" mà trọng tâm là triển khai thực hiện 3 công khai (chất lượng đào tạo; các điều kiện CSVC, đội ngũ GV; thu chi tài chính) và 4 kiểm tra (việc phân bổ và sử dụng ngân sách GDĐT; việc thu và sử dụng học phí trong nhà trường; việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường; việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp), giữ vững kỷ cương, sống có trách nhiệm, tất cả vì học sinh thân yêu; đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục.

+ Kết quả thưc hiện các cuộc quyên góp, ủng hộ từ thiện: 2.075.000đ

2. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ

- Quy mô phát triển:

*  Số lớp, số trẻ đến trường (tăng, giảm); nguyên nhân tăng, giảm so với cùng kỳ năm học trước.

+  Số trẻ đến lớp với năm học  2017-2018: 180 trẻ

- Số trẻ tăng hơn so với năm học cũ là 14 cháu;

-  Nguyên nhân: do trẻ trong độ tuổi  nhà trẻ  và trẻ 5 tuổi nhiều hơn so với năm học  cũ;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường được đầu tư ngày được khang trang và hoàn thiện hơn; chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao.

* Số trẻ 3 tuổi giảm: 22 trẻ do trẻ trong độ tuổi ít hơn so với năm học cũ.

* Số lớp mẫu giáo 5 tuổi và số trẻ 5 tuổi đến trường (tăng, giảm so với cùng kỳ năm học trước, nguyên nhân).

- Số trẻ 5 tuổi so với năm học 2016-2017 tăng  6 cháu;

- Nguyên nhân: trẻ 5 tuổi trong độ tuổi này nhiều hơn hơn so với  trẻ 5 tuổi của năm học trước; chất lượng giáo dục và chăm sóc ngày nâng cao.

Độ tuổi

Số lớp

Số trẻ


Tỷ lệ huy động


Tăng, giảm

Số trẻ điều tra/ địa bàn

Tỷ lệ%

Số lớp

Số trẻ

Nhà trẻ

1

33

136

24.2


Tăng 17

Mẫu giáo 3-4 tuổi

2

30

59

51

Giảm 1

Giảm 22

Mẫu giáo 4-5 tuổi

2

63

88

71.5


Tăng 11

Mẫu giáo 5-6 tuổi

2

54

68

79.1

Tăng 1

Tăng 7

Tổng:

6

180

383

43.3



        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 3. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Nhà trường đã triển khai thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi của địa phương theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập GD, xóa mù chữ:

- Đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT năm 2017 và hoàn thành PCGDMNTNT năm 2018 ;

- Thực hiện tốt công tác điều tra, thực hiện hồ sơ phổ cập, triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý;

- Tiếp tục duy trì PCGDMNTNT, đón các đoàn kiểm tra về công nhận PCGD xóa mù của Xã theo quy định.

- Tổng số trẻ điều tra trong độ tuổi trên địa bàn: 351 trong đó:

+ Trẻ 0-2 tuổi:  trẻ đến trường 37 trẻ/ 136 trẻ theo điều tra - tỷ lệ: 27.2%

+ Trẻ 3 tuổi:  Trẻ đến trường 45/ 59 trẻ điều tra- tỷ lệ 76.3%;

+ Trẻ 4 tuổi:  trẻ đến trường 80 trẻ/ 88 trẻ điều tra- tỷ lệ 91%;

+ Trẻ 5 tuổi:  trẻ đến trường 68 trẻ/ 68 trẻ điều tra - tỷ lệ 100%;

 4. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

- Thực hiện đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, công tác y tế trường học: xây dựng kế hoạch phòng chống, kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời.

 - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN;

- Được cấp phát trang thiết bị đồ dùng đồ chơi: Phòng GD thành phố cấp phát đồ dùng theo Thông tư 02 của BGD với tổng số tiền: 163.000.000 đ; Ngoài ra các bậc phụ huynh đã đóng góp và mua bổ xung đồ dùng đồ chơi, sách vở học liệu... theo thông tư  với tổng số tiền: 52.380.000 đ   

- Kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non. Trong học kỳ I không có vụ tai nạn đáng tiếc nào xẩy ra đối với trẻ tại các nhóm lớp.

b) Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

* Các biện pháp đã triển khai để làm tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ (tổ chức ăn bán trú, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm).

+ 100% trẻ đến lớp được ăn bán trú tại trường.

 + Duy trì mức ăn của trẻ là 15.000đ/trẻ/ngày, năng lượng bình quân đạt trên ngày : 650 calo.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền các kiến thức nuôi dạy con khoa học.

+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị CSGD cho trẻ.

+ Phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ và trạm y tế xã để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đề ra biện pháp với những trẻ mắc bệnh.

+ Ký hợp đồng mua bán thực phẩm, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

 + Tổng vệ sinh nhóm lớp thường xuyên và ngâm rửa đồ dùng, đồ chơi bằng dung dịch cloramin B.

+ Tổ chức cân, đo, theo dõi sức khoẻ trẻ theo quy định và có kế hoạch phục hồi chăm sóc với những trẻ suy dinh dưỡng;  

+ Hàng tháng thay đổi thực đơn, điều chỉnh khâu phần ăn cho phù hợp để đạt năng lượng theo yêu cầu. Đảm bảo đủ nước sạch, nước ấm cho trẻ. Nguồn nước được kiểm định chất lượng theo đúng quy định. 

  + Làm tốt công tác y tế học đường. Cân đo sức khoẻ cho trẻ theo đúng quy định, kết quả cụ thể như sau:

Độ tuổi

T/số trẻ

T/số trẻ CN

Trẻ được cân nặng

Trẻ BT

%

SDD vừa

%

SDD nặng

%

CN hơn tuổi

%

Nhà trẻ

30

29

25

86.3

3

19.3

1

3.4



Mẫu giáo

150

145

138

95.2

7

4.8





Mẫu giáo 5 T

54

54

50

92.6

4

7.4





Tổng

180

174

163

93.7

10

5.7

1

0.6



Trẻ được theo dõi chiều cao

Độ tuổi

T/số trẻ

T/số trẻ đo CC

Trẻ BT

%

TC

Độ 1

%

TC

Độ 2

%

Cao hơn tuổi

%

Nhà trẻ

30

29

25

86.3

3

10.3

1

3.4



Mẫu giáo

150

145

139

96

6

4





Mẫu giáo 5T

54

54

53

98.1

1

1.9





Tổng

180

174

164

94.3

9

5.1

1

0.6



+ Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 8/ 174Trẻ  tỷ lệ 4.6 %

+ Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi: 9/ 174Trẻ  tỷ lệ  4%

+ Trẻ bị SDD thể nhẹ cân và  thể thấp còi: 3/164 trẻ tỷ lệ 1.7%

 - Nhà trường chỉ đạo chuyên môn và các nhóm lớp, giáo viên thực hiện   công văn số 966/SGDĐT-GDMN ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Sở GDĐT về tăng cường chỉ đạo và quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về cả thể chất và tinh thần trong học kỳ I chưa có vụ tai nạn đáng tiếc nào xẩy ra.

         -   Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN;  khám sức khoẻ định kỳ lần 1 cho trẻ;  

c) Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

*   Nhà trường đã thực hiện Chương trình giáo dục theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục đào tạo ; xây dựng Chương trình GDMN gắn với điều kiện thực tiễn vùng miền;

- Được phòng giáo dục ĐT thành phố  cấp phát các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, Phụ huynh ủng hộ mua sắm thêm các đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của Bộ giáo dục quy định đảm bảo tương đối đầy đủ cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non.

- Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, xây dựng các tiết mẫu cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm,

- Tạo điều kiện cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua sách báo tài liệu, qua mạng...

* Việc triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”;

- Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chuyên đề tại nhà trường : Có kế hoạch ngay từ đầu năm học tổ chức chuyên đề theo từng tháng, phân công nhiệm vụ cho mỗi cán bộ giáo viên thực hiện tổ chức chuyên đề để giáo viên cùng dự giờ và rút ra những kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức hoạt động.

- Các điều kiện thực hiện:  Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của cô và trẻ nhằm phục vụ tốt môi trường giáo dục phát huy tính tích cực cho trẻ phát triển toàn diện về thế chất. Tổ chức Ngày hội sức khỏe cho trẻ, thông qua ngày hội trẻ được chơi các trò chơi phát triển vận động. Tạo tâm thế vui chơi lành mạnh giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về việc thực hiện chuyên đề : Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn hàng tháng tại nhà trường, xây dựng và tổ chức các chuyên đề  cùng tìm ra những khó khăn và hướng khắc phục, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên dự các chuyên đề tại các trường bạn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.

- Kinh phí mua sắm cho chuyên đề: 15.000.000 đ

+ Việc xây dựng và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016- 2020”; Nhà trường đã  xây dựng kế hoạch và triển khai chuyên đề tới toàn thể giáo viên, xây dựng lớp điểm, chấm điểm các góc chơi, các hoạt động trong việc xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm: như chấm điểm góc mở, dự giờ các chuyên đề...

- Kinh phí đầu tư cho chuyên đề: 15.000.000 đ

- Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng:

+ Công tác phối hợp liên ngành y tế, phụ nữ… trong việc phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng;

+ Hệ thống tài liệu hướng dẫn kỹ năng làm cha, mẹ;

- Công tác phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập tại địa phương thực hiện hỗ trợ can thiệp trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non: trong năm học có 2 trẻ khuyết tật được học hoà nhập có các biện pháp giáo dục tích hợp phù hợp để giúp trẻ phát triển.

*  Công tác hướng dẫn, chỉ đạo sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi;

  -  Đối với trẻ 5 tuổi: Nhà trường vẫn thực hiện các chỉ số của bộ chuẩn để  đánh giá trẻ 5 tuổi, xây dựng các chỉ số phù hợp với từng chủ đề, và nhận thức của trẻ để xây dựng biểu đánh giá trẻ và tổng hợp kết quả đánh giá, nâng cao chất lượng CSGD chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

          - Kết quả kiểm tra nội bộ: 3/3 xêp loại xuất sắc

 - Kết quả dự giờ giáo viên: 54 hoạt động

- Xếp loại tốt: 27 hoạt động

- Xếp loại khá: 21 hoạt động

- Xếp loại ĐYC: 6 hoạt động.

+ Các chuyên đề đã được tổ chức: 6 chuyên đề( Phát triển vận động, nhận thức, vệ sinh, XD môi trường lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng sống)

- Công tác cho trẻ làm quen với ngoại ngữ: tình hình thực hiện, kiến nghị, đề xuất ( nếu có).: không có

Kết quả triển khai một số nội dung: Giáo dục an toàn giao thông (GDATGT), giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và ứng dụng công nghệ thông tin; giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào Chương trình GDMN.

- 100% các  lớp  đưa  nội dung giáo dục an toàn giao thông (GDATGT), giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) và GD sử dụng năng lượng tiết kiệm điện, hiệu quả lồng ghép vào các hoạt động: trò chuyện, hoạt động học, hoạt động chơi, ngoài trời, .... để dạy trẻ. Trẻ biết 1 số quy tắc khi tham gia  giao thông đường bộ; có ý thức bảo vệ môi trường; giữ gìn vệ sinh trường lớp không vứt rác, không ngắt hoa, bẻ cành, tiết kiệm nước khi rửa tay xong biết khoá van, tắt vòi, rót nước đủ uống; tiết kiệm điện ( Biết nhắc cô tắt điện), biết sử dụng bật tắt một số đồ dùng sử dụng điện ở lớp và phòng máy của nhà trường.

+ Số giáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học: 12 đ/c

+ Trường có sử dụng phần mềm kế toán:1; phần mềm dinh dưỡng :1; Nhà trường đã thực hiện một số công tác báo cáo qua hệ thống phần mền của giáo dục: như Emit, đánh giá trường, Phổ cập, hệ thống quản lý nhân sự....

  d) Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

+ Công tác kiểm định chất lượng giáo dục mầm non:

-  Nhà trường xây dựng kế hoạch tự kiểm định chất lượng, thành lập Hội đồng  tự đánh giá của nhà trường.

 + Tiến hành công tác tự đánh giá theo từng bước đúng quy trình hướng dẫn tại Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

- Thu thập minh chứng theo các tiêu chí và tiêu chuẩn.

- Thực hiện việc cập nhật vào phần mềm Kiểm định theo quy định.

+ Công tác xây dựng  trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn đề ra.

- Xây dựng kế hoạch trường Chuẩn quốc gia; Phân công CB, GVNV phụ trách các tiêu chuẩn,  Thu thập minh chứng và hoàn thiện về hồ sơ trường chuẩn

- Duy trì các tiêu chí đã đạt, phấn đấu các tiêu chí chưa đạt( cụ thể về cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa hoàn thiện như hạng mục hàng rào, khu chế biến bếp ăn , đồ chơi ngoài  trời còn thiếu, nhà bảo vệ);

- Dự trù kinh phí: 300.000.000 đ.

- Nhà trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2017-2018.

5. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho giáo dục mầm non

+  Công tác tham mưu quy hoạch đất để xây dựng trường, lớp của địa phương.

- Nhà trường có đủ diện tích đất để thực hiện các hoạt động CSGD nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( do mới được giải phóng mặt bằng tháng 10/2016 cho nên các thủ tục giấy tờ chưa có đủ)

 + Các công trình xây dựng (tính đến thời điểm báo cáo).

+ Nhà trường được Uỷ ban nhân dân thành phố đầu tư xây dựng: khu nhà hiệu bộ, nhà để xe, sân bê tông; khu nhà 2 tầng  8 phòng học đã đi vào sử dụng từ tháng 9/ 2017.

 + Khu vực nhà bếp , hàng rào đã được phòng GD khảo sát nhưng chưa được xây dựng, trường chưa có phòng bảo vệ.

+ Công tác quản lý mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

- Thực hiện tốt công tác bảo quản và quản lý tài sản, trang thiết bị đồ dùng ,đồ chơi của nhà trường cũng như của các lớp.

- Thực hiện công tác mua sắm tranh thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo đúng hướng dẫn của tài chính. Thu chi đúng mục đích....

6. Phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên.

*  Việc phân công giáo viên nhà trường đã thực hiện đúng theoThông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập: số lượng giáo viên phụ trách các lớp: 2 cô /1 lớp( nhưng do giáo viên đang trong thời kỳ sinh nở, địa hình nhà trường xa xôi cho nên việc hợp đồng thay thai sản, phân công giáo viên đứng lớp còn đôi lúc chưa được kịp thời, chưa đúng theo quy định)

* Nhà trường đã tập huấn cho toàn thể CBGV về chương trình giáo dục MN theo Thông tư 28 của BGD&ĐT sau đó Chuyên môn nhà trường phối hợp cùng với giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khối lớp , độ tuổi phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ.  

- 100% giáo viên được tập huấn, có kế hoạch cụ thể của cá nhân về việc học tập và triển khai áp dụng các modun ưu tiên, việc thực hiện các chuyên đề trong   tổ chức các hoạt động CSGD trẻ tại các nhóm lớp, đặc biệt là chuyên đề “ xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” với chuyên đề giáo viên đã thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao trên trẻ.

* Các tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ theo đúng Điều lệ trường mầm non, ngoài ra bổ sung thêm sinh hoạt chuyên đề, đột xuất khi có việc cần trao đổi về chuyên môn.

* Kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp:

- Cấp cơ sở: 6/6 gv đạt – tỷ lệ 100%

- Câp Thành phố: 2/2 đạt- tỷ lệ 100%

*  Số GV-NV được tuyển dụng theo Quyết định 98/QĐ-UBND ngày 12/1/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên

+ Giáo viên MN: không có

+ Nhân viên nấu ăn: giao 4 - tuyển được 1: trình độ : Trung cấp nấu ăn

                                - Hợp đồng nấu ăn của trường : 1 đ/c

* Công tác chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên:

-  Kết quả thực hiện bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non: nhà trường đã chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên đã học xong 2 mô đun( Giỏi: 7; khá: 1 đ/c);

- CBGV tham gia tập huấn qua mạng 10 mô đun nâng cao cho CBQL giáo dục mầm non các cấp và GVMN đã hoàn thành bồi dưỡng các mô đun ưu tiên quy định( 2 đ/c GV đã hoàn thành);

7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

*  Quản lý , chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm pháp luật, quy chế chuyên môn.

*  Hồ sơ sổ sách của nhà trường và giáo viên : thực hiện và triển khai hồ sơ sổ sách theo Công văn số 1416/SGDĐT  ngày 1/9/2017 của SGDĐT tỉnh Thái Nguyên. Đổi mới công tác cải cách hành chính theo Kế hoạch Cải cách hành chính của nhà trường, tránh gò bó, cồng kềnh nhiều loại hồ sơ, thực hiện phù hợp có hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy.

- Thực hiện và triển khai tốt có hiệu quả các trang Web, Email của trường, giáo viên, lưu hành rộng rãi việc đăng tải các bài, nội dung để đưa lên hệ thống của nhà trường có sự kiểm duyệt của Ban giám hiệu.

- Thực hiện tốt chương trình CSGD trẻ theo chương trình mầm non theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích động viên trẻ tự học và sáng tạo, tích cực trải nghiệm trong các hoạt động; Đánh giá chất lượng  giáo viên thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, cách thức tổ chức các chuyên đề, các hoạt động; Đánh giá xếp loại sát thực các tiêu chí của  Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên theo Chuẩn  Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

* Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.  Thực hiện tốt 3 công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Công tác kiểm tra và cải cách thủ tục hành chính trong GDMN : Phối kết hợp với Ban thanh tra nhân dân của nhà trường trong công tác kiểm tra hành chính, các hoạt động trong giáo dục mầm non của nhà trường.  

- Thực hiện Nghiêm túc các công văn hướng dẫn về Quy chế quản lý thu chi các khoản đầu năm theo quy định của UBND tỉnh, UBND thành phố và phòng GD thành phố.  Nhà trường  đón đoàn Kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân xã Phúc Hà về kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà trường và các khoản thu năm học 2017-2018. Qua kiểm tra kết luận nhà trường không có tình trạng lạm thu trong năm học 2017-2018.

 8. Công tác xã hội hóa

   - Nhà trường không thực hiện công tác XHH trong năm học 2017-2018.

    9. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non

1. Những nội dung chính đã thực hiện: chuyên môn nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền trong cả năm học với các nội dung tuyên truyền phù hợp gắn với tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương: như tuyên truyền về ngày Hội toàn dân đưa trẻ đến trường, Vui tết trung thu, Hội xuân, Tuyên truyền về các Chuyên đề như chuyên đề vận động, Hoạt động ngoài trời, xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.....

2. Kết quả đạt được về nhận thức, hành động, sự phối hợp với các ban ngành và tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng : Đa số các ban ngành đoàn thể trên địa bàn của địa phương đều phối hợp tốt về các hoạt động mà nhà trường đề ra, các bậc cha mẹ trẻ cũng ủng hộ để nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của năm học.

 - Các biện pháp sáng tạo trong công tác tuyên truyền của địa phương: không có.

II. Đánh giá chung

1. Tóm tắt kết quả nổi bật so trong học kì 1

- Thực hiện đầy đủ có hiệu quả cuộc vận động" đẩy mạnh việc học tập và làm theo phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh" , cuộc vận động" Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo"; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực"; phong trào " Dạy tốt- học tốt"....

- Thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng chương trình chăm sóc giáo dục mầm non theo TT 28/ 2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đồng thời thực hiện việc đánh giá sự phát triển của  trẻ theo các độ tuổi trong các chủ đề, hết học kỳ đầy đủ đạt kết quả tốt.

- Thực hiện tự đánh giá chất lượng trường mầm non theo đúng kế hoạch, tìm minh chứng, và mã hoá thông tin kịp thời và chính xác.

- Tổ chức tốt hội thi, hội thao, các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi họp; ngày hội ngày lễ cho cô và cháu. Trao thưởng cho giáo viên đạt thành tích trong các hội thi và tặng quà cho học sinh nghèo nhân dịp khai giảng và trung thu; Cho trẻ làm quen với máy vi tính qua các hoạt động giáo dục.

- Thực hiện tốt công tác  kiểm tra, dự giờ giáo viên, kiểm tra nội bộ theo đúng kế hoạch của nhà trường.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; khuyến khích giáo viên sáng tạo, sưu tầm, tìm kiếm thông tin trên mạng, học hỏi lẫn nhau, sáng tác thơ ca, hò vè, thông điệp; trang trí nhóm lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm còn 10,3%

- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 100%. Đồng thời 100% Trẻ 5 tuổi được theo dõi sức khoẻ và khám sức khoẻ định kỳ.

- Luôn có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận, đoàn thể trong trường, hội cha mẹ học sinh

- Luôn làm tốt công tác tuyên truyền, công tác tham mưu.

2. Khó khăn, hạn chế

+ Những vấn đề còn gặp khó khăn, vướng mắc của đơn vị;

- Đa số giáo viên ở xa nên còn gặp khó khăn trong việc đi lại, nhiều giáo viên phải thuê nhà để tiện cho việc công tác nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

- Đời sống của các bậc phụ huynh còn gặp khó khăn nên việc xã hội hoá còn gặp nhiều hạn chế.

- Một số  hoạt động chuyên môn còn hạn chế chưa có sự sáng tạo

+ Nhân viên dinh dưỡng chưa đủ so với quy định, chế độ của nhân viên dinh dưỡng chưa được chi trả kịp thời.

+ Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế ở từng nội dung;

- Đội ngũ giáo viên do nhà ở xa, một số đ/c giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn, mới đi làm thu nhập thấp cho nên khó khăn về kinh tế.

- Đặc thù của phụ huynh làm nông nghiệp cho nên kinh tế bấp bênh rất khó khăn trong việc đóng góp và ủng hộ.

- Một số giáo viên mới vào nghề cho nên chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ.

+ Các giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo.

-   Tiếp tục tham mưu với các cấp về cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện về các hạng mục theo quy định, mang hiệu quả trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả.

- Bồi dưỡng kiến thức, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác CSGD.

- Phối kết hợp với các đoàn thể, các bậc cha mẹ phụ huynh trong CSGD trẻ.

- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh, các đoàn thế xã hội tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho công tác CSGD trẻ.

- Đề nghị cấp trên cấp kinh phí để chi trả lương cho nhân viên dinh dưỡng.

 III. Phương hướng hoạt động học kì 2 năm học 2017-2018:

- Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động do ngành, công đoàn giáo dục phát động.

- Thực hiện chương trình giáo dục theo Kế hoạch đã đề ra, kết thúc chương trình vào ngày 25/5/2018; Công tác bồi dưỡng thường xuyên theo đúng kế hoạch.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, dự giờ, kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.

- Tạo điều kiện cho CB,GVNV tham gia tập huấn và học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức tốt các ngày Hội, lễ cho cô và trẻ trong trường mầm non.

- Tổng hợp đánh giá kết quả về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở các độ tuổi.

- Đánh giá xếp loại CBGV,NV theo quy định

- Bình xét các danh hiệu thi đua cuối năm của tập thể, cá nhân.

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn về trường Chuẩn, và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

- Hoàn thiện các loại báo cáo theo đúng quy định.

-  Tham mưu với các cấp  có quyết định phê duyệt hợp đồng dinh dưỡng theo đúng qui định của Điều lệ trường mầm non, để đảm bảo cho công tác chăm sóc của trẻ đạt kết quả theo kế hoạch đề ra.

 Trên đây là báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018 của trường mầm non Phúc Hà. Đề nghị các cấp công nhận cho kết quả mà tập thể CBGVNV nhà trường đã đạt được/.   

 

Nơi nhận:                                                                                                                  HIỆU TRƯỞNG

- PGDĐTTP(B/c);

- ĐU-HĐND-UBND xã, (B/c);

- Lưu: VT.

 

  

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan